Bệnh nhân ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung thực phẩm tăng cường miễn dịch ung thư, bao gồm thực phẩm giàu protein, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, muối và chất kích thích.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư

Sự cần thiết của protein

Protein là thành phần cơ bản của mọi tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các mô. Đối với bệnh nhân ung thư, việc bổ sung đủ protein cho bệnh nhân ung thư giúp duy trì khối lượng cơ bắp, đặc biệt là trong giai đoạn hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, protein còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tham gia vào việc sản xuất kháng thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và làm lành vết thương.

Nguồn protein cho bệnh ung thư bao gồm thịt gà, thịt vịt, các loại cá béo như cá hồi, cá thu cung cấp protein chất lượng cao và dễ tiêu hóa. Trứng cũng là nguồn protein hoàn chỉnh với tất cả các axit amin thiết yếu. Các loại đậu và hạt như đậu lăng, hạt chia, hạt lanh cung cấp protein thực vật và chất xơ.

Vai trò của chất béo lành mạnh

Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K. Đối với bệnh nhân ung thư, chất béo lành mạnh giúp giảm viêm, cung cấp năng lượng bền vững và hỗ trợ chức năng tế bào.

Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu chứa axit béo không bão hòa đơn, tốt cho tim mạch, quả bơ giàu chất béo không bão hòa đơn và vitamin E. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương cung cấp chất béo không bão hòa đa và omega-3.

Tình hình sức khỏe tâm lý

Ngoài lưu ý bệnh nhân ung thư nên ăn gì thì vấn đề tinh thần và tâm lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Một số phương áp dụng hiệu quả như yoga, thiền định giúp giảm căng thẳng, tham gia các hoạt động xã hội để duy trì tinh thần tích cực, tư vấn dinh dưỡng ung thư giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống phù hợp, góp phần hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị.

>>> Xem thêm: EPA là gì? Lợi ích và cách bổ sung EPA hiệu quả cho người bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì

Rau củ quả

Rau củ quả cho ung thư là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vitamin C, E và các chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giàu chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp carbohydrate phức tạp giải phóng năng lượng chậm, duy trì mức đường huyết ổn định. Có thể bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giàu chất xơ và khoáng chất, yến mạch chứa beta-glucan, hỗ trợ hệ miễn dịch, lúa mạch giúp kiểm soát mức đường huyết và cholesterol.

Thực phẩm giàu protein

Protein cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò rất quan trọng, ngoài bổ sung nguồn từ thịt thì sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cũng giúp cung cấp protein và canxi cho bệnh nhân ung thư.

Chất béo lành mạnh

Bổ sung chất béo lành mạnh từ các nguồn như dầu hạt cải chứa omega-3 và omega-6 cân bằng, hạt lanh giàu omega-3, có thể thêm vào ngũ cốc hoặc sinh tố.

>>> Xem thêm: Các loại soup dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi giúp phục hồi nhanh chóng

Thực phẩm nên hạn chế cho bệnh nhân ung thư

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, muối và đường, phụ gia gây kích thích phản ứng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, để thay thế các loại thực phẩm này thì có thể sử dụng các thực phẩm hữu cơ, rau củ quả organic.

Đồ ăn nhiều đường

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Đồ uống có cồn và chất kích thích

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cũng như các chất kích thích như cà phê, nước tăng lực có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Bệnh nhân ung thư nên hạn chế tối đa các loại đồ uống này và nếu cần thức uống thay thế có thể chọn trà thảo mộc, nước ép rau củ, nước dừa tự nhiên để cung cấp nước và dưỡng chất an toàn.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Một số thực phẩm chứa lượng muối cao như thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh tiềm ẩn nguy cơ giữ nước và tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch và thận. Để thay thế các loại thực phẩm này thì có thể ưu tiên nấu ăn tại nhà, sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, chanh, tiêu đen thay thế muối để tăng hương vị mà không gây hại cho sức khỏe.

Các loại thực phẩm tốt cho người ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để bổ sung các thực phẩm chống ung thư có khả năng tăng cường miễn dịch, giảm viêm và hỗ trợ điều trị? Dưới đây là những thực phẩm tiêu biểu:

Rau họ cải

  • Súp lơ xanh, cải bó xôi, bắp cải giúp hỗ trợ đào thải độc tố và bảo vệ tế bào.
  • Chứa sulforaphane giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Táo

  • Giàu pectin giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm.
  • Cung cấp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Quả mọng

  • Dâu tây, việt quất, mâm xôi chứa anthocyanin giúp giảm viêm.
  • Giúp hỗ trợ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.

Bưởi

  • Cung cấp vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Hỗ trợ hấp thu sắt, tốt cho bệnh nhân ung thư thiếu máu.

Cà rốt

  • Chứa beta-carotene giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do.
  • Hỗ trợ sức khỏe mắt và hệ miễn dịch.

Cá béo

  • Cá hồi, cá thu giàu omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Chứa protein chất lượng cao giúp phục hồi cơ thể.

Quả óc chó

  • Cung cấp axit béo omega-3 hỗ trợ não bộ và giảm viêm.
  • Chứa polyphenol giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

Các loại đậu

  • Đậu lăng, đậu nành, đậu đen chứa protein thực vật và chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng bền vững.

Trà

  • Trà xanh giàu polyphenol giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa.
  • Giúp thư giãn, giảm stress và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong các giai đoạn điều trị

Mỗi giai đoạn điều trị ung thư yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe và tăng cường khả năng phục hồi. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì, cần lưu ý một số vấn đề trong từng giai đoạn.

Trước phẫu thuật

  • Bổ sung protein cho bệnh nhân ung thư để chuẩn bị cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật, kết hợp thực phẩm giàu vitamin A, C, D để hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Tránh thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh.

Sau phẫu thuật

  • Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm để tăng tốc độ lành vết thương.

Trong quá trình hóa trị, xạ trị

  • Ăn uống khi hóa trị cần bổ sung thực phẩm giúp cải thiện vị giác như chanh, gừng, bạc hà.
  • Uống đủ nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón do tác dụng phụ của điều trị.

Kết luận

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu cần tư vấn dinh dưỡng ung thư cũng như các loại thực phẩm cho người ung thư, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống phù hợp với từng giai đoạn điều trị.

Đang xem: Bệnh nhân ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng