Bệnh tuyến giáp có cần kiêng đậu nành không là một câu hỏi phức tạp và câu trả lời là tuỳ thuộc vào cụ thể bệnh lý tuyến giáp và số lượng đậu nành sử dụng.
Bệnh tuyến giáp là gì?
Bệnh tuyến giáp là các rối loạn tại tuyến giáp, liên quan đến hệ thống nội tiết và ảnh hưởng đến điều hòa sự hoạt động của cơ thể. Bệnh tuyến giáp bao gồm nhiều loại khác nhau, sau đây là một số ví dụ:
- Bướu giáp đơn thuần
- Cường giáp: sản xuất quá nhiều hormone giáp (bệnh Graves, U tuyến độc, viêm tuyến giáp,…)
- Suy giáp: giảm sản xuất hormon giáp (viêm giáp hashimoto, viêm tuyến giáp sau sinh, thiếu iod, cắt bỏ tuyến giáp, nhiễm độc iod,…)
- Ung thư giáp
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Đậu nành là loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của người châu Á. Đậu nành thường được chế biến thành nhiều loại thức ăn, nước uống: sữa đậu nành, chè, đậu phụ, đậu nành lên men, nước tương đậu nành… Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu nành ăn được:
Hàm lượng | Đơn vị | |
---|---|---|
Năng lượng | 418 | Kcal |
Nước | 14 | g |
Đạm | 34 | g |
Chất béo | 18,4 | g |
SFA | 2,884 | g |
MUFA | 4,404 | g |
PUFA | 11,255 | g |
Carbohydrate | 29,1 | g |
Chất xơ | 4,5 | g |
Canxi | 165 | mg |
Sắt | 11 | mg |
Kẽm | 3,8 | g |
Kali | 1504 | mg |
Mg | 236 | mg |
Mangan | 1200 | mg |
Niacin | 2300 | mg |
Biotin | 60 | mcg |
Folate | 375 | mcg |
Vitamin E | 0,85 | mg |
Total isoflavone | 151,17 | mg |
Phytosterol | 161 | mg |
Đậu nành có ảnh hưởng đến bệnh tuyến giáp, u xơ, u nang?
Đậu nành được xem là nguồn cung cấp protein thực vật và carbohydrate lành mạnh.
Goitrogen là những hợp chất cản trở chức năng bình thường của tuyến giáp, khiến tuyến giáp khó sản xuất các hormone mà cơ thể cần. 3 loại goitrogen tìm thấy trong thực phẩm
- Goitrins
- Thiocyanate
- Flavonoid
Không chỉ đậu nành mà goitrogen còn có trong nhiều loại rau họ cải (bắp cải, súp lơ, cải xoăn,…), trái cây, thực vật có tinh bột,…
Goitrogens làm ngăn chặn sự hấp thu iod của tuyến giáp để sản xuất hormon giáp và isoflavone genistein ngăn chặn sản xuất hormone giáp. Tuy nhiên các phát hiện này chủ yếu chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật. Mặt khác, các tác động của đậu nành lên chức năng tuyến giáp ở người không có tác dụng đáng kể.
Một nghiên cứu cho thấy sử dụng 66mg phytoestrogen đậu nành mỗi ngày không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở người bị suy giáp. Tuy nhiên, đậu nành có thể làm thay đổi chức năng tuyến giáp ở những người thiếu iod. Do đó, ăn đầy đủ thực phẩm chứa iod, selen, nấu chín thức ăn, ăn đa dạng thực phẩm khác nhau là cách để hạn chế tác dụng của goitrogen.
Câu hỏi về liệu có nên kiêng đậu nành hay không khi mắc các vấn đề về tuyến giáp là một vấn đề phức tạp và câu trả lời là tuỳ thuộc vào cụ thể bệnh lý tuyến giáp và số lượng đậu nành sử dụng.
Trong chế độ ăn của người bệnh điều trị với iod phóng xạ thì nên tránh sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành vì có bằng chứng cho thấy đậu nành cản trở hiệu quả của iod phóng xạ.
FDA khuyến nghị người trưởng thành có thể sử dụng 25g đạm đậu nành hoặc 50-100 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày là an toàn.
Nên lựa chọn sử dụng loại đậu nành không biến đổi gen.
Các bệnh lý tuyến giáp không bị ảnh hưởng bởi goitrogen, có thể sử dụng lượng đậu phù hợp:
- Cắt tuyến giáp, cơ thể không thể tự tổng hợp được hormone giáp nên cơ bản đậu nành không ảnh hưởng đến quá trình này. Tuy nhiên nếu có sử dụng thuốc hormon giáp thì tránh ăn đậu nành 3-4 tiếng sau khi uống thuốc hormon giáp.
- Cường giáp
Phytoestrogen trong đậu nành có cấu trúc không hoàn toàn giống với estrogen trong cơ thể người nên người u xơ tử cung hoàn toàn có thể sử dụng được đậu nành với số lượng phù hợp.
Đạm đậu nành có trong các sản phẩm của Orgalife có phù hợp cho người bệnh tuyến giáp, u xơ, u nang?
Một số sản phẩm của Orgalife kết hợp đậu nành với hàm lượng vừa phải cùng đa dạng thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ 5 nhóm thực phẩm lành mạnh theo các khuyến nghị dinh dưỡng và có thể sử dụng được cho người có bệnh lý tuyến giáp, u xơ, u nang. Tuy nhiên, phải lưu ý các vấn đề sau:
- Bệnh nhân cường giáp, chuẩn bị điều trị với iod phóng xạ: nên sử dụng sản phẩm Orgalife Leisure Low Iod (không chứa thành phần đậu nành, giảm iod tối đa).
- Các trường hợp còn lại có thể sử dụng sản phẩm Orgalife có thành phần đậu nành nếu không có tình trạng dị ứng với đậu nành và cần chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ iod, selen; tránh ăn đậu nành trong vòng 3-4 tiếng khi uống thuốc hormon giáp (nếu có).
>>> Xem thêm: Leisure Low Iod - Soup Uống Dinh Dưỡng Công Thức Cắt Giảm I-ốt
Lecithin đậu nành có ảnh hưởng đến tuyến giáp, người u xơ, u nang?
Lecithin là hỗn hợp chất béo có chức năng thiết yếu trong cơ thể người có trong nhiều loại thực phẩm lòng đỏ trứng, đậu nành, hạt hướng dương, cá,… . Lecithin đậu nành cũng thường được sử dụng như chất nhũ hóa trong công nghệ thực phẩm. Lecithin có các tác dụng tích cực với trí nhớ, cholesterol, tình trạng viêm, triệu chứng mãn kinh, sức khỏe hệ tiêu hoá. Ở người không có tình trạng dị ứng với thực phẩm cung cấp lecithin như đậu nành, trứng,… thì hàm lượng nhỏ lecithin không gây lo ngại về sức khoẻ và cũng chưa có thông tin có tác dụng phụ lên tuyến giáp hoặc người u xơ, u nang.
Kết luận
Sử dụng đậu nành khi mắc bệnh tuyến giáp, u xơ, u nang tuyến giáp là một vấn đề phức tạp và cần phải được xem xét cẩn thận. Xác định rõ bệnh lý và tư vấn với bác sĩ là rất quan trọng để đưa ra quyết định phù hợp nhất khi sử dụng đậu nành khi mắc bệnh lý tuyến giáp, u xơ và u nang.
Tài liệu tham khảo
- Thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y tế-Viện dinh dưỡng, 2015
- What Is Thyroid Disease?, https://www.webmd.com/women/understanding-thyroid-problems-basics
- Is Soy Good or Bad for Your Health?, https://www.healthline.com/nutrition/soy-good-or-bad%23downside
- Are Goitrogens in Foods Harmful?, https://www.healthline.com/nutrition/goitrogens-in-foods
- Is Soy Lecithin Good or Bad for Me? https://www.healthline.com/health/food-nutrition/is-soy-lecithin-good-or-bad-for-me
- U xơ tử cung, không phải do đậu nành, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/u-xo-tu-cung-khong-phai-do-au-nanh
- Can You Eat Soy if You Have a Thyroid Condition?, https://www.verywellhealth.com/soy-and-the-thyroid-3231800
- Low iodine diet FAQs, https://www.btf-thyroid.org/low-iodine-diet-faqs#:~:text=Even%20though%20soy%20does%20not,%2C%20tofu)%20should%20be%20avoided.
- Low Iodine Diet, https://www.thyroid.org/low-iodine-diet/
- What Does Lecithin Do For You?, https://www.verywellhealth.com/lecithin-benefits-and-nutrition-4771091