Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ

Lượng Sữa Mẹ Cho Từng Giai Đoạn Của Bé

Lượng sữa mẹ mà một bà mẹ có thể cung cấp cho bé sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của bé, tuỳ từng bà mẹ và thời điểm trong ngày. Khả năng chứa sữa của ngực không phụ thuộc vào kích thước ngực mà vào lượng mô tuyến vú sản xuất sữa. Thông thường, cơ thể có thể sản xuất lượng sữa sau mỗi 24 giờ như sau:

  • Trong 2 ngày đầu sau sinh: dưới 100 mL, chủ yếu là sữa non, thường chỉ có vài giọt mỗi lần.
  • Từ ngày 4 đến ngày 5: khoảng 500 mL. Sữa mẹ thường tăng về số lượng vào khoảng giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 6, và phải mất ít nhất 2 tuần để lượng sữa sản xuất ổn định.
  • Từ 2 tuần tuổi trở đi: 750-1000 mL. Lượng sữa tối đa có thể đạt gần 1200 ml/ngày sau 6 đến 10 ngày sau sinh

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sử dụng máy hút sữa có thể làm tăng sản lượng sữa từ 15 đến 40% so với việc cho bú trực tiếp. Những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ khi sinh đôi hoặc sinh ba cho bú mẹ thường xuyên hoặc vắt sữa cho ngân hàng sữa có thể sản xuất từ 2000 đến 3000 ml/ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú

Phụ nữ giai đoạn sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng như trong giai đoạn mang thai.

  • Nhu cầu năng lượng ở phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tăng thêm khoảng 500 kcal/ngày so với nhu cầu hàng ngày trước khi mang thai, kéo dài 6 tháng sau sinh và thay đổi tuỳ theo mức độ hoạt động của người mẹ.
  • Protein: Là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ, protein đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cấu trúc cơ thể, hệ miễn dịch và sản xuất các enzyme. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần khoảng 60g protein mỗi ngày, và nhu cầu này tăng lên khoảng 80g mỗi ngày đối với các bà mẹ đang cho con bú. Để đáp ứng nhu cầu này, bà mẹ nên tiêu thụ khoảng 7 đơn vị thịt, cá, và đậu, cộng với 6,5 đơn vị sữa. Mỗi đơn vị sữa tương ứng với 100 ml sữa tươi hoặc 1 miếng phô mai (15g) hoặc 1 hũ sữa chua (100g). Sữa và chế phẩm từ sữa không chỉ cung cấp protein mà còn là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.
  • Chất béo: Chất béo là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nhiều cơ quan, đặc biệt là não bộ của trẻ, và giúp duy trì chất lượng sữa mẹ. Bà mẹ đang cho con bú cần khoảng 55-65g chất béo mỗi ngày. Khi tính toán lượng chất béo đã có sẵn trong thực phẩm như thịt, cá và sữa, bà mẹ cần bổ sung thêm khoảng 7 đơn vị chất béo trong khẩu phần ăn của mình.
  • Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp năng lượng chủ yếu cho não và cơ bắp. Các nguồn carbohydrate bao gồm gạo, bún, miến, bánh phở, bánh mì, và khoai củ. Phụ nữ đang cho con bú cần thêm 50-55g carbohydrate mỗi ngày so với thời kỳ trước khi mang thai, tương đương với một chén cơm đầy.
  • Nước: Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần đảm bảo đủ lượng nước để hỗ trợ sản xuất sữa và duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Thiếu nước có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, táo bón sau sinh và cảm giác mệt mỏi. Ngoài lượng nước có trong thực phẩm, bà mẹ cần uống thêm khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Một số vitamin và khoáng chất quan trọng cần bổ sung trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ
ChấtVai tròNhu cầuNguồn cung cấpLưu ý cho mẹ
Khoáng chất CanxiHình thành hệ xương cho trẻ1300 mg/ngàySữa, tôm, cua, ngao, trứng, mè,…

Bổ sung 8 đơn vị sữa/ngày

Ăn đa dạng thực phẩm giàu canxi

Khoáng chất SắtTạo huyết sắc tố, phòng chống thiếu máu9-26 mg/ngàyThực phẩm nguồn gốc động vật giúp hấp thu sắt tốt hơnBổ sung sắt nguyên tố 60 mg/ngày đến 1 tháng sau sinh
Khoáng chất IodPhòng ngừa dị tật bẩm sinh với bệnh đần độn250 µg/ngàyCá biển, sò, rong biển,…Sử dụng muối, bột canh có tăng cường iod
Vitamin ABảo vệ mắt, tăng đề kháng, tăng chiều cao1100 µg/ngàySữa, gan, trứng, rau xanh, củ quả đỏ/vàngBổ sung 1 liều 200.000 đơn vị ngay sau sinh hoặc trong vòng 1 tháng sau sinh
Axit folicPhát triển, phân chia tế bào, tạo hồng cầu500 µg/ngàyMầm lúa mỳ, măng tây, đậu đỗ,…Uống bổ sung 400 µg axit folic mỗi ngày trong vòng 1 tháng sau sinh

 

Cách Tăng Lượng Sữa Mẹ Và Chất Lượng Sữa Mẹ

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc tăng lượng sữa mẹ và chất lượng sữa mẹ có thể đạt được bằng nhiều cách như sau:

- Cho bé bú mẹ sớm trong vòng 60 phút sau khi chào đời

- Cho bé bú thường xuyên và bú cạn sữa trong bầu ngực: Việc cho bé bú thường xuyên và theo nhu cầu của bé là cách hiệu quả nhất để kích thích sản xuất sữa. Mỗi lần bú sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể mẹ để sản xuất thêm sữa.

- Đảm bảo bé bú đúng kỹ thuật và đúng tư thế: Đảm bảo bé bú đúng cách sẽ giúp bé nhận được lượng sữa tối ưu và hợp tác hơn. Kiểm tra tư thế bú và cách bé ngậm bắt vú để đảm bảo bé bú hiệu quả.

- Sử dụng máy hút sữa: Nếu bé không bú đủ hoặc mẹ dư sữa, sử dụng máy hút sữa theo lịch hút sữa đều đặn giúp cho bầu ngực trống, kích thích sản xuất thêm nhiều sữa hơn. Hút sữa thường xuyên giúp duy trì lượng sữa và tránh tình trạng tắc sữa.

- Giữ tinh thần thoải mái: Stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Phụ nữ sau sinh nên cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ từ những người thân.

- Sử dụng các thực phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ sản xuất sữa: Một số thực phẩm được cho là có thể hỗ trợ quá trình sản xuất sữa, bao gồm đu đủ xanh, các loại thảo mộc như cỏ cà ri, cây thì là, cây kế sữa, cây tầm ma, gừng,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hay thực phẩm bổ sung nào, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>> Xem thêm: Leisure Mom Lacta - Soup uống dinh dưỡng công thức tăng chất lượng sữa mẹ

Kết Luận

Tăng cường chất lượng sữa mẹ và đảm bảo lượng sữa đầy đủ là mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé. Để đạt được điều này, bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và duy trì thói quen bú mẹ thường xuyên và đúng cách. Bằng cách chăm sóc bản thân và theo dõi nhu cầu của bé, bà mẹ có thể tạo ra một môi trường nuôi dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, Bộ Y tế, 2017.
  2. Hướng dẫn dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời, Hội Nhi khoa Việt Nam, 2017.
  3. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Viện dinh dưỡng Quốc gia, 2016.
  4. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho bà mẹ cho con bú, Viện dinh dưỡng Quốc gia, https://dinhduongmevabe.com.vn/theo-doi-dinh-duong-&-van-dong/nhu-cau-dinh-duong-khuyen-nghi
  5. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ giai đoạn cho con bú, Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2020.
  6. Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, Bộ môn Dinh dưỡng – Thực phẩm, Đại học Y dược TPHCM, 2020.
  7. Dinh dưỡng cộng đồng, Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  8. Nuôi con bằng sữa mẹ, https://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/nuoi-con-bang-sua-me.html
  9. Nutrition During Lactation, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235589/
  10. Expressing breast milk, https://www.childrens.health.qld.gov.au/health-a-to-z/breastfeeding/expressing-breast-milk
  11. Galactagogues: 23 Foods That Increase Breast Milk, https://www.healthline.com/health/galactagogues

Đang xem: Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng