
Nếu bạn đang lo lắng trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì thì đừng bỏ qua các dưỡng chất như kẽm, sắt, lysine, vitamin D và lợi khuẩn. Những vi chất này không chỉ giúp bé ăn ngon mà còn hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Bài viết sẽ hướng dẫn cách bổ sung đúng, đủ và phù hợp theo độ tuổi.
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân
Trẻ chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các yếu tố về chế độ ăn uống, sinh lý đến bệnh lý. Việc xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp phụ huynh có hướng giải quyết phù hợp.
Biếng ăn, chế độ dinh dưỡng kém
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ không tăng cân là biếng ăn. Trẻ biếng ăn không ăn đủ bữa, không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết, dẫn đến thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Nếu chế độ ăn thiếu hoặc mất cân đối giữa các nhóm chất, trẻ sẽ không nhận đủ năng lượng và dinh dưỡng để phát triển một cách khỏe mạnh.
Rối loạn tiêu hóa, bệnh lý
Các bệnh lý về tiêu hóa như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, hoặc các bệnh lý nói chung có thể là nguyên nhân gây chậm tăng cân ở trẻ. Khi mắc các bệnh lý này giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và khiến trẻ tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lý mãn tính cũng có thể bị ảnh hưởng đến việc tăng cân bình thường.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, D, canxi... có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân. Các vi chất này rất quan trọng trong việc kích thích thèm ăn, hỗ trợ sự phát triển xương, cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu trẻ thiếu hụt các vi chất này, không chỉ làm chậm quá trình tăng cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ.
Một số nguyên nhân khác liên quan đến vấn đề chậm tăng cân ở trẻ
- Do di truyền, sinh non
- Tim bẩm sinh
- Dị ứng đạm sữa, dị ứng thực phẩm
- Cho bú không đúng cách (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
>>> Xem thêm: Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn: Khi nào cần và bổ sung sao cho đúng?
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân
Cân nặng không đạt chuẩn theo độ tuổi
Một trong những dấu hiệu rõ ràng chậm tăng cân là cân nặng của trẻ không đạt chuẩn theo độ tuổi. Trẻ em có bảng chỉ số tăng trưởng dựa trên độ tuổi, nếu trẻ không đạt được mức cân nặng trung bình theo tuổi trong một thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của tình trạng chậm tăng cân.
Trẻ mệt mỏi, kém hoạt bát
Trẻ thiếu năng lượng sẽ có xu hướng mệt mỏi, lười vận động và không hoạt bát như những trẻ khác. Nếu không có đủ dinh dưỡng, trẻ không thích chơi đùa và dễ cảm thấy uể oải.
Dấu hiệu thiếu vi chất
Da xanh xao và tóc khô xơ, móng tay dễ gãy,... là những dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. Việc thiếu hụt các vi chất này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Chậm phát triển các kỹ năng vận động
Trẻ chậm tăng cân thường có sự chậm trễ trong việc phát triển các kỹ năng vận động như lật, bò, đi hoặc nói. Điều này có thể do cơ thể thiếu năng lượng và dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và hệ thần kinh của trẻ.
>>> Xem thêm: Khám dinh dưỡng cho bé ở đâu? Lưu ý gì khi khám?
Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Để giúp trẻ tăng cân hiệu quả, việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng. Dưới đây là những nhóm dưỡng chất cần thiết mà trẻ cần bổ sung:
Năng lượng
Trẻ chậm tăng cân cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nguồn năng lượng dồi dào để “bắt kịp” đà tăng trưởng.
Bổ sung năng lượng qua thực phẩm giàu calo như dầu, bơ, các loại hạt hay sữa nguyên kem sẽ giúp trẻ cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển và tăng cân khỏe mạnh
Protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp và tăng trưởng cân nặng, chiều cao. Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp và tăng cân. Protein cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ các chức năng cơ thể như miễn dịch và sự phục hồi tế bào.
Bổ sung đầy đủ chất đạm cũng giúp cung cấp lysine - một axit amin giúp kích thích sự thèm ăn và tăng cường khả năng hấp thu canxi. Việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển chiều cao tốt hơn nhờ vào việc hấp thu canxi.
Chất béo
Chất béo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và xây dựng cấu trúc tế bào của cơ thể. Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, bơ và các loại dầu cá, mỡ động vật nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ với tỷ lệ cân đối. Chất béo còn giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ và hỗ trợ quá trình tăng trưởng.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe. Vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm và canxi,... là những dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Các loại rau xanh, trái cây, và thực phẩm động vật giàu khoáng chất nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Men vi sinh
Men vi sinh là các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Sữa chua và các thực phẩm lên men khác là nguồn cung cấp men vi sinh tự nhiên, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nên bổ sung gì, ăn gì để phát triển?
Cách xây dựng thực đơn cho trẻ chậm tăng cân
Tăng cường bữa ăn chính và bữa phụ
Ngoài các bữa ăn chính, phụ huynh nên bổ sung các bữa phụ để giúp trẻ nhận thêm năng lượng và dinh dưỡng. Các bữa phụ có thể là sữa chua, phô mai, trái cây khô hoặc các món ăn nhẹ như bánh quy, ngũ cốc.
Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
Một thực đơn đầy đủ cho trẻ cần bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản: đạm (protein), đường bột (carbohydrate), chất béo (lipid) và vitamin khoáng chất phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chế độ ăn cần đảm bảo các nhóm chất này được kết hợp hài hòa để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cân hiệu quả.
Chế biến món ăn đa dạng, hấp dẫn
Trẻ em thường thích thú với món ăn được chế biến đa dạng, hấp dẫn, nhiều màu sắc để giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ. Các món ăn có thể được kết hợp với các nguyên liệu phong phú và hấp dẫn về hương vị.
Chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ ăn quá nhiều
Để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Điều này giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
>>> Xem thêm: O'ricmeal - Soup Sữa Dinh Dưỡng Cho Trẻ Biếng Ăn, Hỗ Trợ Tăng Cân, Tăng Đề Kháng, Phát Triển Trí Não
Các câu hỏi thường gặp
Trẻ chậm tăng cân kéo dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Trẻ chậm tăng cân kéo dài nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Điều này có thể làm trẻ yếu ớt, dễ mắc bệnh và chậm phát triển các kỹ năng vận động cũng như nhận thức.
Có nên cho trẻ uống sữa tăng cân không?
Sữa giàu dinh dưỡng/năng lượng có thể là một lựa chọn nếu trẻ không ăn uống đủ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa cao năng lượng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và không ảnh hưởng đến chế độ ăn.
Làm thế nào để phân biệt chậm tăng cân sinh lý và bệnh lý?
Chậm tăng cân sinh lý thường không đi kèm với các triệu chứng nào khác và trẻ vẫn khỏe mạnh, vui vẻ. Trong khi đó, chậm tăng cân do bệnh lý có thể đi kèm với các dấu hiệu như sốt, biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Nếu có nghi ngờ, trẻ cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để đánh giá về nguyên nhân của tình trạng chậm tăng cân.
Trẻ chậm tăng cân có cần đi khám bác sĩ không?
Nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài, đi kèm với các triệu chứng bất thường như biếng ăn, mệt mỏi, hoặc trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, việc khám bác sĩ là cần thiết để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Có nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn?
Không nên ép trẻ ăn quá mức, vì điều này có thể gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vào đó, nên tạo môi trường ăn uống thoải mái, khuyến khích trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và đa dạng để trẻ cảm thấy hứng thú với việc ăn uống.
Tóm lại, để hỗ trợ trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như kẽm, lysine, vitamin nhóm B, sắt, vitamin D và men vi sinh. Việc kết hợp dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.